Mỹ muốn Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ lập trường sau khi Tổng thống Erdogan tuyên bố không ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki hôm 13/5 cho biết ý tưởng kết nạp hai quốc gia Phần Lan và Thụy Điển vào NATO đã nhận được "sự ủng hộ rộng rãi từ các nước thành viên" và Mỹ đang nỗ lực tìm hiểu rõ về quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với vấn đề này.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cũng xác nhận Mỹ muốn "hiểu hơn" về lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, sau khi nước này phản đối kết nạp hai quốc gia Bắc Âu vào khối.
"Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh có ý nghĩa của NATO, đó là điều không đổi. Nước này đã tham gia và đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy đối thoại giữa Nga và Ukraine cũng như hỗ trợ Ukraine. Vì vậy, không có gì thay đổi về vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO", Kirby nói.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trước đó tuyên bố "không có quan điểm tích cực" về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, đồng thời cáo buộc hai quốc gia Bắc Âu chứa chấp các tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin ngày 12/5 tuyên bố "Phần Lan phải nộp đơn xin gia nhập NATO ngay lập tức". Thụy Điển cũng đang cân nhắc đưa ra quyết định tương tự.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhiều lần khẳng định liên minh sẽ "dang rộng tay chào đón" Thụy Điển và Phần Lan. Tuy nhiên, tuyên bố của Tổng thống Erdogan là phản ứng bất đồng đầu tiên trong NATO với triển vọng kết nạp hai quốc gia này.
Các nhà ngoại giao NATO cho biết quá trình phê chuẩn có thể mất khoảng một năm, do cần sự chấp thuận từ quốc hội của 30 nước thành viên. Nếu không được sự đồng ý của Thổ Nhĩ Kỳ hay bất cứ thành viên nào khác, Phần Lan và Thụy Điển sẽ không thể gia nhập NATO.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trao đổi với lãnh đạo Phần Lan và Thụy Điển về những quan ngại an ninh khiến ông chưa ủng hộ hai nước vào NATO.
Dự án tại khu đất 61 Trần Phú triển khai đúng quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt, theo báo cáo vừa được UBND TP Hà Nội gửi Bộ Xây dựng.
Ngày 21/5, Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng, tiêu cực Đà Nẵng được thành lập với người đứng đầu là Bí thư Nguyễn Văn Quảng.
Đại biểu Mỹ cùng một số nước bỏ ra ngoài khi đại diện Nga phát biểu trong cuộc họp của các bộ trưởng thương mại APEC, nhằm phản đối chiến sự ở Ukraine.
Thủ tướng Australia Scott Morrison thừa nhận thất cử, sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng của ông thất bại trước Công đảng.
Hà Giang - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khai trừ khỏi Đảng với ông Nguyễn Trần Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC).
Ukraine - Khoảng 200 người vẫn sống dưới hệ thống ga tàu điện ngầm Kharkov vì sợ pháo kích dù Nga đã rút quân khỏi thành phố này.
Thủ tướng cho rằng Cần Thơ là đầu mối quan trọng về giao thông nội vùng và liên vận quốc tế nên cần nghiên cứu xây đường sắt từ đây đến TP HCM và Cà Mau.
Thanh Hóa - Hàng trăm phòng ký túc xá của Đại học Hồng Đức và trường mầm non thực hành bị bỏ hoang suốt 6 năm qua, một số nơi người dân tận dụng nuôi gà.
Truyền thông và CĐV Thái Lan tỏ rõ sự thất vọng khi ĐT nữ nước này thất bại trước ĐT nữ Việt Nam ở trận tranh HCV SEA Games.